Định hướng nghề nghiệp cho tương lai

Ngày đăng:
Lượt xem: 296

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THPT 


Việc Định hướng nghề nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THPT hiện nay rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống tương lai của các bạn. Rất nhiều học sinh lớp 12 đang còn bỡ ngỡ chưa biết xác định, hướng nghiệp cho bản thân. Nên theo học ngành gì hay nghề nào? Sau này mình sẽ làm gì...Nếu lựa chọn sai trong thời điểm này sẽ khiến các bạn chật vật, lãng phí thời gian, công sức lẫn tiền bạc để học ngành mình không phù hợp. Có rất nhiều lý do để dẫn đến những quyết định không thấu đáo của các trẻ ở độ tuổi này. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường lao động ngày càng khó tính, cơ hội nghề nghiệp rộng mở nhưng các nhà tuyển dụng cũng yêu cầu ứng viên có kỹ năng cao hơn, áp lực cạnh tranh ngày càng căng thẳng. Việc định hướng nghề nghiệp, giúp học sinh hiểu đúng, có sự lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân, đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động là rất cần thiết.

image/lazy.png
1.Chọn ngành trước khi chọn trường.

  Trong quá trình chọn nguyện vọng thi đại học - cao đẳng, phần lớn học sinh, sinh viên đều có tư tưởng chọn trường rồi mới chọn ngành. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều bạn sinh viên học ở năm 2,3 thường cảm thấy ngành học không phù hợp với mình dẫn đến tư tưởng bỏ ngành mình đang học hoặc bắt đầu lại với một ngành mới hay cố gắng gượng vì nuối tiếc về công sức và tiền bạc đã bỏ ra trong thời gian qua.

  Việc chọn ngành nên được ưu tiên trước khi chọn trường để hạn chế rủi ro trong tương lai.  Khi chọn ngành, bên cạnh sở thích, đam mê, học sinh nên cân nhắc các yếu tố về khả năng, cùng triển vọng của ngành nghề đó trong vòng 5 năm tới.


2. Đừng vội chọn ngành khi chưa hiểu rõ bản chất.

  Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần điểm đầu vào thật cao và học ngành đúng khối thi “thế mạnh” của mình là đã nắm chắc thành công, nhưng đó mới chỉ bước đầu đưa bạn chạm đến cánh cửa đại học và cao đẳng. Một hành trình đầy gian nan đang đón chờ nếu bạn không nắm rõ bản chất của ngành mình có ý định theo đuổi.

 Ví dụ, đặc thù ngành Y là thường xuyên phải tiếp xúc với máu. Nếu một sinh viên học Y sợ máu thì dù đã từng học giỏi đến đâu, người đó cũng khó lòng trở thành một bác sĩ trong tương lai. Vì vậy, khi chọn ngành nghề, không được xem nhẹ những điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân khi lựa chọn có thể dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng trong tương lai. 


3.Không nên chọn ngành học theo hiệu ứng đám đông.

  Tương lai là do bạn quyết định đừng đi theo đám đông mà bỏ đi lựa chọn của bản thân , bạn đi theo đám đông vì bạn muốn được học với các bạn cùng khối cũ nó đúng khi bạn nhìn thấy nhưng về lâu dài đó chính là ngõ cụt nếu bạn không hợp với ngành nghề đã chọn.


4.Xác định thế mạnh của bản thân

Nhiều bạn trẻ có quan niệm rằng bản thân mình đam mê hay thích điều gì thì sẽ làm tốt điều đó nhưng thực tế nghiên cứu cho thấy rằng logic này là chưa hoàn toàn chính xác. Đáp án đúng phải là ngược lại, khi bạn có thế mạnh và làm tốt một việc gì thì bạn sẽ đam mê với công việc đó. Vì vậy, đề tự định hướng nghề nghiệp bạn cần xác định được thế mạnh của mình là gì. Bạn có thể dựa vào kết quả những việc làm bạn đã từng thành công trước đó hoặc nhờ đến sự đánh giá của bạn bè và người thân. Đôi khi lời khen của những người từng tiếp xúc với bạn sẽ cho bạn biết được thế mạnh của mình.



5.Lựa chọn cơ sở đào tạo theo kịp sự phát triển

Trước ngưỡng cửa mới, bên cạnh việc lựa chọn đúng ngành, nghề phù hợp, học sinh sắp tốt nghiệp Trung học Phổ thông cần cân nhắc lựa chọn một môi trường đào tạo năng động, gắn với thực tiễn phát triển. Hiện nay, ngày càng có nhiều mô hình đào tạo gắn kết trực tiếp với nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, tạo ra được môi trường học tập - thực hành cho sinh viên. Thậm chí, không ít trường đại học, cao đẳng đã thực hiện cam kết đầu ra có việc làm cho sinh viên ngay khi bắt đầu tuyển sinh.Định hướng nghề nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Lựa chọn đúng nghề nghiệp giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, công sức để đi tới thành công. Nghề nghiệp là điều sẽ gắn bó với chúng ta trong một thời gian dài, một ngày 8 tiếng bạn sẽ làm một công việc, nếu như lựa chọn nhầm nghề, chúng ta sẽ dễ bị chán nản, mệt mỏi và dẫn tới các cảm xúc tiêu cực khác.

Như vậy, có thể thấy, cơ hội và tỷ lệ việc làm thực tế của sinh viên sau khi tốt nghiệp một phần phụ thuộc vào trách nhiệm, điều kiện đầu tư của các nhà trường. Bước vào mùa tuyển sinh, học sinh tốt nghiệp lớp 12 nên cân nhắc lựa chọn các trường có uy tín, được đầu tư tốt, đảm bảo chất lượng, môi trường phát triển năng động, có sự liên kết, hợp tác sâu rộng nhằm trang bị những kỹ năng tốt nhất để sẵn sàng tâm thế gia nhập thị trường lao động ngay sau khi tốt nghiệp.

Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển Cao đẳng Ngoại Ngữ và Du Lịch Việt Nam

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ VÀ DU LỊCH VIỆT NAM

Địa điêm tiếp nhận hồ sơ

Hà Nội: Tòa nhà VAS, KĐT Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, TP Hà Nội

Thanh Hóa: Đại lộ CSEDP, P. Đông Vệ, Tp Thanh Hóa

Điện thoại: 02373 88 99 88 - Hotline: 0522 515 555

Website:http://.cflt.edu.vn        Email:tuyensinh@cflt.edu.vn

Để đăng ký tuyển sinh trực tuyến, Thí sinh bấm vào đây để đăng ký. và xem thêm các ngành đào tạo tại đây.


Gợi ý cho bạn