Phương pháp học tiếng Trung hiệu quả

Ngày đăng:
Lượt xem: 310

Phương pháp học tiếng Trung hiệu quả

  Với tầm quan trọng ngày càng lớn và sức ảnh hưởng ngày càng tăng của kinh tế Trung Quốc vì vậy Tiếng Trung được giảng dạy phổ biến trên khắp toàn cầu. Bạn có thể giao tiếp được với ⅙ dân số thế giới nếu bạn biết tiếng Trung và khi học một ngôn ngữ thì đương nhiên bạn sẽ có thêm cơ hội việc làm, kèm theo đó là nâng được mức lương của mình lên cao hơn. Với sự phát triển của nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan tại Việt Nam khiến các công việc liên quan ngày càng nhiều nên việc học thêm ngôn ngữ Trung cũng là việc cần thiết để có thể theo kịp xu hướng và tự tạo cho bản thân nhiều cơ hội trong phát triển sự nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn phương pháp học cho người mới bắt đầu, mời các bạn đọc cùng tham khảo để học hỏi thêm kinh nghiệm nhé!




 I. Các bước Học tiếng Trung cho người mới bắt đầu

1. Tìm hiểu quy tắc nói

Trong tiếng Trung phần cơ bản nhất chính là âm điệu. Về phiên âm tiếng Trung khá giống tiếng Việt, bạn nên dành 1-2 tuần để tiếp xúc làm quen và học nó. Trong đó: Phiên Âm = Nguyên Âm + Phụ Âm + Dấu (Vận Mẫu + Thanh Mẫu + Thanh Điệu). 

  • Vận mẫu (nguyên âm)
    Trong tiếng Trung gồm có 35 nguyên âm (gọi là vận mẫu).

  • Thanh mẫu (phụ âm)
    Trong tiếng Trung có 21 phụ âm (còn gọi là thanh mẫu). Gồm 18 phụ âm đơn và 3 phụ âm kép. Còn 2 phụ âm không chính thức: y và w chính là nguyên âm i và u khi nó đứng đầu câu.

  • Thanh điệu (dấu)
    Trong tiếng Trung gồm 4 thanh điệu (dấu).

Thanh điệu

Kí hiệu

Độ cao

Ví dụ

Cách đọc

Thanh 1

5-5

Đọc không dấu, kéo dài, đều đều.

Thanh 2

/

3-5

Đọc như dấu sắc, đọc từ thấp lên cao.

Thanh 3

V

2-1-4

Đọc như dấu hỏi, đọc từ cao độ trung bình – xuống thấp – rồi lên cao vừa.

Thanh 4

\

5-1

Đọc không dấu, đẩy xuống, dứt khoát, đọc từ cao nhất xuống thấp nhất.

Mẹo: Đọc thanh 4 bằng cách dùng tay chém từ trên xuống và giật giọng.

Thanh nhẹ

Không có


ba

Đọc không dấu, nhẹ, ngắn.

   

2. Hệ thống chữ viết

Sau khi học phiên âm xong, bạn cần nắm chắc được hệ thống chữ viết. Trong tiếng Trung gồm 8 nét cơ bản và 8 quy tắc chính. Để học viết tiếng Trung nhanh thì bắt buộc phải nắm được các quy tắc đó.

Nếu bạn là người mới học tiếng Trung, chắc hẳn sẽ sợ viết chữ Hán. Đừng lo, với những quy tắc dưới đây thì việc viết chữ Hán sẽ dễ như ăn kẹo.

Trong tiếng trung có 8 nét cơ bản đó là:

Nét chấm (丶): dấu chấm từ trên xuống dưới.

Nét ngang (一) : nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.

Nét sổ thẳng (丨): nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.

Nét hất (/):   : nét cong, đi lên từ trái sang phải, hất từ dưới lên trên

Nét phẩy (丿): nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.

Nét mác :   HỌC VIẾT CHỮ HÁN- CÁC NÉT CƠ BẢN   : nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.

Nét gập: có một nét gập giữa nét.

Nét móc (亅): nét móc lên ở cuối các nét khác.


3. Tập trung xây dựng vốn từ vựng

Khi đã nắm chắc được cách phát âm, cách viết. Bạn cần trau dồi lượng từ vựng nên học càng nhiều thì khi sử dụng càng thuận lợi. Từ vựng thì có thể học theo chủ đề trong sách hoặc có thể học trước các từ vựng thông dụng nhất.

Mỗi khi học từ vựng, hãy liên tưởng nó tới một câu chuyện. Vừa vui lại vừa dễ nhớ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc ngại giao tiếp khi sử dụng ngôn ngữ mới. Trong đó, việc vốn từ vựng ít ỏi cũng làm chúng ta cảm thấy thiếu tự tin. Việc xây dựng vốn từ vựng vừa giúp bạn có một nền tảng chắc chắn, vừa giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng từ.

Ghi nhớ các cụm từ chính

  Khi có vốn từ nhất định, bạn cần học các cụm từ chính là những cụm từ thường xuyên được sử dụng.

  Học các cụm từ có nghĩa là nắm chắc các câu, các đoạn hội thoại ngắn hàng ngày. Chẳng hạn như “Xin chào” (Nǐ hǎo – 你 好) hay “Hẹn gặp lại” (huí tóu jiàn – 回 头 见).

   Khi bạn nắm chắc các cụm từ này. Bạn sẽ dễ dàng xâu chuỗi chúng thành một câu hoàn chỉnh. Tới lúc đó, việc giao tiếp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.


  II. Lời khuyên học tiếng Trung

 1. Hãy làm những gì mình thích

   Đừng quá ép buộc bản thân mình mà hãy học theo cách bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bạn thích nghe nhạc: vậy cùng học tiếng Trung qua bài hát. Sẽ giúp ích kha khá cho bạn học từ vựng, vừa nghe nhạc, đồng thời xem lyric. Còn nếu bạn thích xem phim: Vậy, nhớ xem phim có phụ đề tiếng Trung. Sẽ bổ trợ cho bạn một đôi tai phản xạ có điều kiện tự nhiên.

2. Tìm một người bạn đồng hành

Bước cuối cùng để cải thiện kỹ năng tiếng Trung chính là thực hành sử dụng nó.

Ngoài ra bạn cũng nên tìm một người thầy để theo học. Đơn giản là một website, blog dạy tiếng Trung có tâm. Có thể là một người bạn giỏi, một giáo viên trong trung tâm hay một ngôi trường Cao Đẳng hoặc Đại Học chất lượng hàng đầu. 

Trên đây là bài viết tham khảo phương pháp học tiếng Trung cho những người mới bắt đầu. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn đã và đang tìm hiểu về ngôn ngữ này. Nhấn XEM THÊM để tìm hiểu thêm thông tin và ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để cùng học tiếng Trung ngay tại Trường Cao đẳng ngoại ngữ và Du lịch Việt Nam


Gợi ý cho bạn